Cùng các bạn Nhị 6
Vì nhiều lý do khác nhau,bạn Trần Đình Tín có chuyển cho tôi tạm giữ số tiền quỹ lớp là 26.170.000d.
Ngày 22/9/2014 tôi có gọi dt cho các bạn trong lớp, hỏi ý kiến về việc sử dụng quỹ này vào việc hổ trợ cho bạn bè,cụ thể như sau:
- Nhờ bạn Thái thị Vĩnh Phước nhận và chuyển cho bạn Trần Đình Tín{bị ốm} 3.000.000d
-Chuyển hổ trợ bạn Nguyễn Thu Tịnh Bồng sơn{bị tai nạn giao thông gãy chân}3.000.000d
Số tiền quỹ lớp tính đến ngày hôm nay tôi còn tạm giữ là 20.170.000đ
(Hai mươi triệu,một trăm bảy mươi ngàn đồng)
Xin thông báo cho các bạn rõ.Đề nghị các bạn đề cử người tiếp tục quản lý số tiền quỹ còn lại để chi dụng.
Thân chào các bạn
Ngày 24/9/2014
Huỳnh kim Thạch
-Chuyển cho Bạn Thái Thị Vĩnh Phước Thăm bạn Trần Thị Ren( phẫu thuật ruột thừa) 3.000.000đ
-Chuyển vào TK bạn Quảng Đình Tú (Phẫu Thuật Ruột....) 3.000.000 đ
Số tiền quỹ lớp tính đến ngày hôm nay 14/10/2014 tôi còn tạm giữ 14..170.000d
Huỳnh Kim Thạch
Hôm nay 27 /1/2015 HKT đã chuyển cho bạn Thái Thị Vĩnh Phước đi thăm bạn Lê Thị Sen phấu thuật ruột thừa số tiền hai triệu đồng.
Hiện tại HKT còn giữ tổng số tiền là 12.170. 000 (Mười hai triệu một trăm bảy mươi ngàn)
27/1/2015
HKT
Ngày 28/2/2015 HKT đã chuyển thăm bạn Bùi Thị Ánh Tuyết bị tai nạn giao thông phải đi phẫu thuật... số tiền 3000000đ( ba triệu đồng)
Hiện tại số tiền HKT còn giữ là 9170 000 ngàn đồng (Chín triệu một trăm bảy mươi ngàn)
1/4/2015
HKT
Thăm viếng tang mẹ bạn Võ Thủ Tịnh 1.000.000 (một triệu đồng)
Gửi thăm bạn Mai Trọng Tài bệnh 3.000.000 (ba triệu đồng) ngày 17/6/2015
Hiện tại tính đến hết ngày 17/6/2015 số tiền HKT hiện giữ là 5. 170.000đ (năm triệu một trăm bẩy mươi ngàn đồng)
17/6/2015
Huỳnh Kim Thạch
Ngày 5/7/2015 Bạn Nguyễn Tài góp vào quỹ lớp 200.000 (Hai trăm ngàn đồng)
Tổng số tiền HKT hiện giữ là 5370000(Năm triệu ba trăm bảy mươi ngàn đồng)
**************
Ngày 11/7/2015 Chuyển thăm bạn Lê Xuân Thanh đang nằm viện 3000000đ (ba triệu đồng) .
Hiện tại tính hết ngày 11/7/2015 HKT đang còn giữ quỹ lớp là 2370000 (hai triệu ba trăm bảy chục ngàn đồng)
Sài Gòn 11/7/2015
HKT
Ngày 15/7/2015
Một bạn đồng môn đã gửi tặng bạn Mai Trọng Tài 4400000đ (200USD)
HKT đã chuyển cho bạn
Đám tang bạn Mai Trọng Tài gửi bạn Vương Hữu Thành và các bạn viếng 1 triệu và tiền vòng hoa 500 tổng số 1500 ngàn.
Tiền quỹ lớp còn lại 870.000( tám trăm bảy chục ngàn hiện tại Huỳnh Kim Thạch Giữ,
Gia đình Nhị Sáu
Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014
Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014
MỪNG SINH NHẬT HÀN DIỆU PHƯƠNG
Ông mặt trời hôm nay ôi rực sáng,
Hoa hướng dương tỏa rạng ánh vàng tươi.
Hiền nội của tôi luôn miệng tươi cười,
Chồng, con, dâu, cháu, khách mời đầy sân.
Rộn ràng chúc tụng rần rần,
Mừng thọ sinh nhật của lần sáu mươi.
- Chúc mình khỏe mạnh, vui tươi
- Chúc mẹ trăm tuổi sống đời với con
- Chúc bà đẹp, trẻ, khỏe luôn
- Chúc bạn giáo sự rộng đường bước đi.
- Cùng nhau ta hãy nâng ly,
- Cùng nhau ta hát :” Happy Birthday !”.
20/07/ 2014
(Tình Gần T.H.L)
Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014
NẪU DZẪY ĐÓ
Tặng cho những người bị xem là cơm nguội lâu nay.
Nẫu Dzẫy Đó
Nẫu dzẫy đó thương không thương cũng được
Lời dzăn qua uốn lữ quá nhọc nhằn
Chỉ méo mỏ mà lời không ướt át
Nẫu đâu biết duyên dáng với tung tăng
Như O Huế hay Tràng An khuê các
Nẫu chỉ biết mơ mộng nhắn biển khơi
Có một ngừ để chia xẻ buồn dzui
Để đim dzià nẫu thỏ thẻ "mình ơi"
Để mai sau khi tóc trắng rối bời
Nẫu hối tiếc cuộc đời sao ngắn quá
Thích Nhăn Nhó (Cằn Nhằn)
Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014
BỐN MƯƠI NĂM GẶP LẠI VỚI CẢM XÚC CỦA NGƯỜI "NGOẠI ĐẠO"
Kính mến tặng các anh các chị lớp Nhị 6 nói riêng và K11- SPQN nói chung- Bạn Nhị 6
Quy Nhơn những ngày cuối tuần tháng bảy bầu trời như cao hơn, xanh hơn. Tiếng sóng biển như dạt dào hơn mọi ngày. Đường phố cũng rộn ràng hơn theo những vòng bánh xe quay tụ về đây từ khắp nơi…
Bánh xe thời gian vẫn lặng lẽ trôi xuôi trái ngược với mấy trăm trái tim mang ước muốn quay ngược về ngày này cách nay bốn mươi năm.
Ngày ấy sau “Đêm Lửa Tàn”. Gầm sáu trăm ước mơ mang theo hành trang vào đời tung cánh bay đi….Cứ ngỡ mùa hè năm sau, năm sau nữa lại gặp. Vậy mà phải đợi đến Bốn mươi năm sau mới có ngày trở về của các chị các anh khoá 11 trường SPQN.
Bốn mươi năm hơn nửa đời người…Dẫu cho thời gian ấy là dài hay ngắn với mỗi cá nhân,thì nó cũng đã kịp biến một giáo sinh thướt tha trong tà áo trắng của tuổi đôi mươi trở thành bà nội, bà ngoại ở tuổi 60 có người còn hơn số tuổi ấy và cũng đã kịp biến một chàng giáo sinh làm Thầy ở tuổi đôi mươi thành ông nội, ông ngoại. Rất nhiều người trong số họ có mái tóc đã bạc phơ.
Người tận tâm với nghề thầy, người bôn ba tứ xứ kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau, có người thành đạt với danh vọng tiền tài, có người trở thành bác nông dân chính hiệu…. Họ là ai? Làm chức vụ gì? Hay làm nghề gì? Có hề chi, tất cả không còn khoảng cách, khi hôm nay hơn 150 người hội tụ về đây từ châu Mỹ, châu Úc, và ở nhiều vùng quê suốt từ Quảng Trị cho tới Sài Gòn, Phú Quốc.
Tôi đã thấy một anh thì thầm với bạn rằng lời căn dặn của thầy Hiệu Trưởng đêm chia tay bốn mươi năm trước đã ứng nghiệm “ cuộc đời là một đi tìm để được gặp, và trên hành trình tìm gặp đó, hành trang của chúng ta phải đủ nhưng đơn giản. Trút bỏ những giận ghét vẩn vơ, những bận tâm vô ích, những so đo nặng nề để được nhẹ nhàng như cánh diều nương gió lên cao.”
Tôi đã thấy giọt nước mắt nóng hổi của một chị cựu giáo sinh khi gặp lại người bạn cùng lớp sau bốn mươi năm. Càng xúc động hơn khi nghe chị bạn ấy kể: “nghe có người cùng khoá về họp mặt ngồi uống cà phê ở đây. Mình lấy xe đạp đi ngang qua đứng ngoài rào xem có ai quen không?”. Thật may chị đã nhận ra người bạn gái cùng lớp…
Tôi đã thấy mấy anh ôm chặt lấy nhau không nói lên lời. Người nhận ra bạn mình vì mừng mà chẳng kịp nói, sau mấy tiếng ơ ơ, người còn chưa kịp nhận ra ông già trước mặt mình là ai, thì lại cứ im lặng để tận hưởng cảm giác ấm áp của vòng tay bè bạn. Để rồi khi nhận ra nhau họ cất tiếng cười vang
Vậy đấy,những cựu giáo sinh K11 thân tình như thế, các anh các chị là khoá cuối cùng được làm lễ tốt nghiệp. Khi ra trường được một thời gian ngắn thì biến cố 30/4/1975 xảy ra. Cơn lốc thời cuộc cuốn họ xa nhau, xa mãi để rồi Bốn Mươi Năm Sau có một ngày hội ngộ thật khó quên cho mỗi người khi trở về.
Tôi là người “ngoại đạo” trong chuyến tàu lịch sử của họ. Tôi may mắn được lên chuyến tàu ấy nhờ một hành khách tốt bụng. Sẽ là bấy nhiêu cảm xúc về lần Hội Ngộ có một không hai này. Nếu như tôi không được nghe lời ca của ca khúc Bốn Mươi Năm Gặp Lại. Do ca sĩ, nhạc sĩ cũng chính là một cựu giáo sinh Đào Thế Vượng cất lên và kết thúc ca khúc. Rất lâu sau tôi vẫn thấy lời ca còn ẩn hiện. Cuối buổi tôi có lẽ là người duy nhất hỏi tác giả lời ca khúc này. Hình như tôi là người ngoài cuộc vui, nên tôi có nhiều chú ý cũng nên. Lời ca khúc có lẽ cũng chính là tâm tư, tình cảm của tác giả và rất nhiều các anh các chị cựu giáo sinh khác nữa.
Bốn Mươi Năm Gặp Lại.
Bốn mươi năm vụt bay
vụt bay
bây giờ mình lại gặp
Bạn và tôi
Sau một thời nổi trôi
Về nơi đây
Ôn lại lúc xuân thời
Cùng nhau vui thời gian cuối cuộcđời
Nào cùng nâng ly
Cùng nâng ly
Cùng nâng ly
Một cho anh, một cho tôi
Và một cho những người bạn đã qua đời
Hai năm dài miệt mài nơi Sư Phạm.
Buồn và vui nghịch ngợm khó quên
Tình đồng môn gắn bó mãi đó nhen
Vai choàng vai xiết chặt mối thân tình
Bốn mươi năm vụt bay
vụt bay
Bạn và tôi
Sau một thời nổi trôi
về nơi đây ôn lại lúc xuân thời
Cùng nhau vui cười vang vang khắp trời
Thương lắm các bạn ơi
Vui lắm các bạn ơi
Thương lắm các bạn ơi! (Đào Thế Vượng)
Bốn Mươi Năm Gặp Lại phải chăng là sự kiện dễ dàng để chứng kiến. Bốn mươi năm gặp lại phải chăng suốt những năm dài họ đã vô tình? Phải chăng là không thể? Hay còn lý do nào khác. Với thắc mắc ấy tôi quay ngược lại cột mốc họ ra trường và thời khắc lịch sử năm 1975!
Đang là thầy cô giáo trẻ tràn đầy nhiệt huyết, thế rồi người được tiếp tục theo nghề, người vì điều kiện gia cảnh lý lịch không được đi dạy. Người đi học tiếp tục để theo một ngành nghề khác. Rồi những năm tháng khốn khổ của thời bao cấp đã lấy đi, hay đúng hơn là vắt cạn kiệt tâm huyết và tuổi thanh xuân của họ.
Cuộc sống với cơm áo gạo tiền bao vây, rồi thêm những cuộc di tản…Giờ đây khi tất cả các thầy cô giáo trẻ năm xưa, tuổi đã về chiều. Người còn công tác cũng vừa nghỉ hưu, con cái trưởng thành phần nào đã nguôi ngoai nỗi buồn của quá khứ. Họ bắt đầu tìm nhau, bằng mọi cách cuối cùng cũng có ngày hội tụ hôm nay…
Tác giả Đào Thế Vượng anh không còn theo nghiệp làm thầy từ sau 30/4/1975. Anh bôn ba tứ xứ, nay lưu lạc tận châu Mỹ xa xôi. Cảm nhận của anh về lần gặp mặt này có lẽ khác hơn các anh chị khác một chút chăng? Khi mà anh thấy: “Bốn mươi năm vụt bay./ vụt bay” Hai động từ kép “vụt bay” trong ca từ mở đầu ca khúc, anh nhấn mạnh cho khoảng thời gian xa cách bốn mươi năm, nay mới có dịp gặp lại. Với anh có lẽ chỉ mới như mới cách xa nơi đây, ngôi trường yêu dấu vài bữa, vài tháng, vài năm là cùng. Để“bây giờ mình lại gặp./Bạn và tôi./Sau một thời nổi trôi./Về nơi đây.”. Anh cảm thấy “vụt bay” có lẽ bởi anh và bạn bè gặp lại nhau, sau phút giây tay bắt mặt mừng là chỉ có những câu chuyện “Ôn lại lúc xuân thời./ Cùng nhau vui thời gian cuối cuộc đời”.
Có gặp nhau là có nâng ly và cách nâng ly của tác giả đã làm cho người nghe chú ý. Anh không nâng ly một lần cụng rồi uống mà là: “Nào cùng nâng ly./Cùng nâng ly./Cùng nâng ly./Một cho anh,/ một cho tôi./ Và một cho những người bạn đã qua đời!”
Thật cảm động khi ngày vui ngày hội ngộ, họ nhắc nhớ nhau, hỏi thăm nhau. Người ra đi mãi mãi từ biến cố 1975. Người ra đi rải rác những năm sau đó, người biết báo cho người chưa biết. Còn rất nhiều người nay họ vẫn không biết tin tức về nhau. Cảm động nhất là cách ngày hội ngộ các anh các chị một tháng, họ lại mất đi một bạn nữ thân thương vì cơn đột quỵ. Chị Võ Thị Đào nhà thơ Thy Trang lớp Nhị 2 mà tôi hằng mến mộ, dẫu chỉ gặp chị một lần ngoài đời và mươi lần trong thơ…
Tác giả cùng các anh, các chị, đã nâng những ly bia, ly rượu, ly trà, ly cà phê ấm áp những giọt tình bạn hữu để gặp nhau, để cùng nhau nhớ tới những người bạn mình đã khuất.
Có thể bạn sẽ cảm động hơn nếu bạn biết. Trong số họ có những thầy cô giáo trẻ, chạy về xuôi theo Lộ Máu Số 7, bị bom rơi đạn lạc cướp đi mạng sống. Đã ra đi trong vòng tay bạn đồng môn cùng chạy loạn. Nhiều năm sau anh bạn cùng gia đình người giáo viên vắn số đi dọc con đường ấy để tìm lại. Nếu có tin báo là họ lại đi. Lần gần đây nhất tới nơi nghe người chôn cất miêu tả thì lại không đúng màu quần áo khi bạn mất. Họ ra về rồi cùng nhau hùn kinh phí quay trở lại xây mộ cho người không quen biết ấy, chỉ với ước muốn bạn mình, con em mình cũng sẽ được người khác chăm sóc và nhang khói ở nơi nào đó…
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên hơn, khi nghe thấy và biết được khoảng thời gian họ sống học tập cùng nhau chỉ: “Hai năm dài miệt mài nơi Sư Phạm./Buồn và vui nghịch ngợm khó quên.”Họ được học tập trong một ngôi trường mà suốt dải đất miền Trung trước năm 1975 ai cũng mơ ước. Trường Sư Phạm Quy Nhơn cái nôi đào tạo ra những thầy cô ưu tú cho nền giáo dục nước nhà. Bốn mươi năm nay họ luôn tự hào mình là cựu giáo sinh ngôi trường ấy! Chỉ hai năm nhưng với họ thì “Tình đồng môn gắn bó mãi đó nhen./ Vai choàng vai xiết chặt mối thân tình”. Vâng sự gắn bó của họ, với những cái xiết tay choàng vai thân tình rất nhiều người cũng đã thấy. Không phải chỉ riêng khóa 11 hôm nay. Mà năm 2012 kỷ niệm 50 năm thành lập trường toàn thể cựu giáo sinh 13 khóa hơn 1000 người đã hướng về trường với sự gắn kết chưa từng có trong lịch sử các ngôi trường, đã “không còn mang tên trường mình nữa”.
Với tác giả Đào Thế Vượng cựu giáo sinh, nay đã xa trường, xa nghề thêm xa xứ, hẳn lần quay lại thăm trường cũ với anh ghi dấu nhiều kỷ niệm. Dẫu cho: “Bốn mươi năm vụt bay/ vụt bay./ Bạn và tôi./ Sau một thời nổi trôi./ về nơi đây ôn lại lúc xuân thời./ Cùng nhau vui cười vang vang khắp trời”. Những lời ca đi vào phần kết, tác giả cứ ngân lên rất nhiều lần những ca từ :
Thương lắm các bạn ơi
Vui lắm các bạn ơi
Thương lắm các bạn ơi!
Phải chăng anh muốn truyền cảm xúc đang dâng trào trong tim khi về gặp mặt bạn bè thầy cô xưa, tại Quy Nhơn trên sân ngôi trường có “những hàng thông trầm mặc in dấu anh chị em đi về…”. Hay “những công viên hoa sứ nở muộn, những dãy hành lang heo hút gió đông hay phơi phới gió hè, dẫn vào những căn phòng nội trú, rộn ràng bao buồn vui đèn sách và tình bạn ý quê. Nghe mỗi khi đêm xuống từ lòng đại dương sóng xa vọng lại nhiều thương nhớ bâng khuâng , ưu tư vời vợi” ( Câu Chuyện Lửa Tàn- Cựu HT Thầy Trần Văn Mẫn), cho các anh các chị cựu giáo sinh K11 vì những lý do riêng chưa thể về hội tụ lần này.
Dẫu muốn hay không, thì ca từ của ca khúc Bốn Mươi Năm Gặp Lại cũng vừa khép lại. Lời ca ấy còn đọng mãi trong tôi, người may mắn được chứng kiến tình cảm, tình đồng môn của các anh các chị cựu giáo sinh K11 nói riêng và 13 khóa của trường SPQN nói chung.
Quy Nhơn,thành phố hiền hòa vẫn ngày đêm nằm nghe sóng biển hát. Mang theo nhiều cảm xúc rời thành phố biển xa lạ mà thân quen, ngang qua ngôi trường cũ của các chị các anh, nhìn hàng phượng già khoe sắc. Tôi chợt nhận ra và có một chút thắc mắc riêng, cùng là hoa phượng sao có cây hoa màu đỏ thẫm, có cây hoa màu đỏ tươi và có cây hoa nở mang màu cam…Nhưng thắc mắc này có lẽ khó tìm câu trả lời bởi người trồng nó bây giờ biết tìm ở nơi đâu? Vậy thì thôi tôi tự nhủ dẫu màu nào thì nó vẫn là hoa phượng loài hoa của mùa hạ, của tuổi học trò…
Quy Nhơn 2h sáng 27/7/2014
Bạn Nhị 6
Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014
GỞI AI NGÀY CŨ
Ta về gom lại tương tư thảo
Đốt cỏ ưu tư ảo mộng mòn
Thương ai số phận long đong
Tuổi xuân gãy gánh cô phòng nuôi con
Để cho phấn lạt son hờn tủi
Phận lạc loài từ buổi chia tay
Đời chia hai ngả nào hay
Từ ta lưu lạc em nay biếng cười
Chân trời góc biển hơi còn vướng
Tình ngày thơ tơ tưởng mà chi
Mười năm hò hẹn ai ghi
Trăng suông gió thổi người đi quên về
Ngỡ em yên phận quê người khác
Nào ngờ đâu ghềnh thác khó khăn
Phận bèo bão nổi ai ngăn
Trách ta hãy trách có trăng phụ đèn
Đời chai đá ngỡ quen nào biết
Sẹo chưa thành mủ quyết nung sâu
Xin em chớ nặng âu sầu
Gọi chi hờn giận về mau xây thành
Thế mới biết cười quanh nước mắt
Trong tiếng cười nét khắc hổ ngươi
Sao cho trọn tiếng làm người
Ta từ ngày ấy miệng cười chua cay
Lãng tâm tư ốc một ngày mưa lạnh tím...
Nhị Sầu Cuồng Nhân
Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014
TIN BUỒN
Ban Liên Lạc lớp nhị 6 k11 vừa nhận được tin thân mẫu bạn Nguyễn Thị Hoài Thanh, cựu giáo sinh lớp nhị 6 k11 SPQN, đã mất tại: Salt Lake City Hoa Kỳ vào lúc 4h sáng ngày 9/7/2014(Giờ Việt Nam).Hưởng thọ 93 tuổi.
Xin thông báo đến toàn thể các bạn cựu giáo sinh lớp nhị 6.
Thay mặt BLL,xin được gửi đến bạn Nguyễn Thị Hoài Thanh và gia quyến lời chia buồn sâu sắc. Cầu mong vong linh bác sớm được siêu thoát
TM BLL
Huỳnh Kim Thạch
Xin thông báo đến toàn thể các bạn cựu giáo sinh lớp nhị 6.
Thay mặt BLL,xin được gửi đến bạn Nguyễn Thị Hoài Thanh và gia quyến lời chia buồn sâu sắc. Cầu mong vong linh bác sớm được siêu thoát
TM BLL
Huỳnh Kim Thạch
Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014
DÂU NHỊ SẦU- THÍCH NHĂN NHÓ
Dâu Nhị Sầu
Dâu nhị sầu ai xui em lãnh
Cựu giáo sinh ranh mãnh ma lanh
Ngày xưa đã hứa rành rành
Đời em phó thác cho anh từ rày
Đời em kể từ ngày mê muội
Bị xem như cơm nguội trong niêu
Lâu lâu ngài sợ bị thiu
Nên ngài mới nói rằng yêu em hoài
Em ngu ngơ lời ngài ghi khắc
Gánh mòn vai mỏi mắt em trông
Ngờ đâu ngài vẫn lông bông
Mọi việc nặng nhẹ em gồng mình em
Vuốt râu quặp lão khen em giỏi
Chẳng thấy em mòn mỏi thân cò
Nông sâu quãng vắng quên dò
Nên em nhẹ dạ lên đò lão ngông
Nhờ ông ú cho bài này lên blog lớp6k11.
Mấy ông khác coi chừng mang họa, đừng bình lựn loạn quạng...
Ông Ú nhớ hộ tác giả là sư bà Thích Nhăn Nhó chứ không phải tui. Tui chỉ thưà lệnh nhờ đăng bài mà thôi. Tội nghiệp thân tui với...
Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014
THOẢNG HƯƠNG NGÀY CŨ-Trịnh Công Tùng
Quý vị nhị sầu quý mến.
Tôi mong tránh sự hiểu lầm nên xin thưa cùng quý vị ít lời. Những điều thầm kín, riêng tư chẳng giống ai, mà cũng chẳng vinh dự gì; nên tôi vẫn giữ riêng để lúc buồn buồn thì nhìn gương mà thẹn. Hơn mười năm trước tôi rơi vào hoàn cảnh:
Ngày con đi bố buồn sâu đáy mắt
Lúc con về mồ bố cỏ rờn xanh
(Đăng ký tại toà – TCT)
Tôi thành đứa con côi từ sau ngày ấy. Tôi mất bố - người bố xem con cái hơn cả sinh mạng cuả riêng ông - mất người hướng dẫn. Tôi lạc đường nay thêm lạc nẻo. Không còn ai để tham khảo những lúc cần đối đầu với những gian dối ở đời. Tôi chỉ còn biết trông cậy vào trí nhớ ngày mỗi mỏi mòn cuả tôi. Bạn bè cách trở xa xôi, tôi lại ngại và nghi ngờ về tính tình cuả tôi. Sợ mình nhỡ vô tình, quá đà xúc phạm hay gây phiền phức cho những gì ít oi còn lưu lại mà mình trân quý. Nhỡ mất đi rồi lấy gì thay thế, tôi đâu còn trẻ trung gì nữa mà mong làm lại từ đầu.
Mất bố, mất nơi nương tựa tâm hồn. Tự xét mình thấy rõ mình còn rất vụng về trong cách xử thế, tôi ngại ngùng trong mọi giao tiếp. Các bạn không biết tình bạn đã giúp đỡ tôi những gì trong những lúc tôi khủng hoảng đâu! Bơ vơ lạc lỏng, ngờ nghệch, ngu ngơ ở xứ lạ, không trang bị đủ kiến thức, tôi được ngày hôm nay là hoàn toàn nhờ vào bạn bè. Cũng có hoàn cảnh trớ trêu như khi tiến sĩ công chánh Nguyễn xx Phùng lúc làm xếp tôi phán rằng ông ấy tin người Mỹ hơn tin tôi. Tôi nghẹn ngào bảo ông là ông toàn quyền hành xử trong quyền hạn cuả ông và tôi chỉ là một thằng mọi vàng trên xứ này thôi, không có gì quan trọng. Tôi trở nên trân quý những ngày xưa thân ái nhiều hơn. Nếu ai đã từng đi từ phía nam ra phía bắc qua đèo Cả thì biết đoạn đường từ chân đèo Cổ Mã đến cầu Bàn Thạch. Nơi tôi đã chứng kiến bao đau thương cuả chiến tranh. Đã uống những giọt nước mắt quê nghèo, đã rung động từng tế bào nhỏ trong người khi nghe tiếng ầu ơ lẫn tiếng võng ru con. Nếu bạn đi bộ trên đoạn đường này thì xin hiểu cho rằng mỗi bước đường tôi đều có một kỷ niệm, đã nhận một điều dạy dỗ nhẹ nhàng từ bố tôi. Những ngày thời tiểu học trường làng phải đi bộ 5 cây số đến trường thấy mình may mắn hơn nhiều đứa cùng trang lứa. Những ngày trọ học thời trung học thèm thuồng nhìn người thành thị sao mà họ lịch sự, văn hoa thế?
Rồi những ngày hăng say biểu tình đòi chính nghiã cho anh bạn Hà Trấp thời nhị cấp. Những dằn vặt, hối hận khôn nguôi khi thằng bạn thân ra đi ở bệnh viện gần trường SPQN mà tôi nào biết để vuốt mắt nó lần cuối. Giờ nó nằm ở lô D33 trong nghiã trang phật giáo, Phú Vang, Tuy Hoà, gần quê cuả nó. Ai đã nỡ đục bỏ ảnh nó trên mộ bia? Thằng này đã cùng tôi bao lần trộm chuối, bắt cá, hái hoa ngọc lan trộm ở chùa hay hái trộm rau trái nhà người. Rất có thể nó thương tôi nên đền tội cho cả hai đưá một mình. Thời sư phạm với những lần qua eo nín thở, những ngày mưa giăng mờ Hải Minh mà lòng buồn vô cớ. Nhớ những ngày xem người ta lưới ruốc bên bờ Ghềnh Ráng, những ly cà phê Moka ngọt đắng tại quán Chiều Tím, những điếu Garfield đầu đời để học đòi mộng mơ. Những cuối tuần lang thang tại công viên xem người ta đánh cờ thế. Những điã bánh bèo 5 đồng một cái trên đường Phan Bội Châu. Thỉnh thoảng tôi vẫn còn cảm thấy vị đậm đà cuả bánh cuốn đi kèm với đồ chua xinh xinh mà dòn dòn ở quán thầy Bồn. Thầy Tôn với đôi kính cận nặng độ và câu bất hũ "Tôi nói sơ qua là anh chị hiểu ngay." Không biết đến giờ có bao nhiêu người hiểu thầy? Thầy Hỷ với những thời kỳ phát triển tâm lý trẻ con. Chuyến đi tập sự khảo sát gần tiểu chủng viện Lòng Sông và cảnh tôn nghiêm hoang vắng cuả nó. Chuyến này ông Phan Văn Thanh khiêng cái cassette vừa đi vừa nghe nhạc.
(Xin các bạn bịt tai ông Nguyễn Thu Tịnh một phút rồi đọc tiếp.) Ngày xưa có lần ông Thu Tịnh kể câu chuyện "dáo diên dà de dãn dụ dỗ dợ dân dệ, dân dệ dề dận dữ dứt dáo diên dzăng dô dách". Ngày nay, sau gần 40 năm làn giáo viên ông ấy nghĩ sao? Gần bốn mươi năm tôi vẫn nhớ lõm bõm câu chuyện lửa tàn cuả thầy Mẫn, nó là nguồn sinh lực giúp tôi rất nhiều trong kiếp củi một cành khô (lạc mấy giòng).
Này các bạn, những kỷ niệm ấy đã bao lần giúp tôi vượt qua khổ cảnh nào ai biết, nào ai đếm được. Sau bao năm cô đơn không nơi tâm sự, mà các bạn biết có nhiều điều chúng ta chỉ có thể tâm sự với một đối tượng nhất định nào đó. Tôi đối phó nỗi cô đơn bằng cách nhìn sự việc qua khía cạnh khôi hài bất cứ lúc nào hoàn cảnh cho phép. Thử xem phải tốn bao nhiêu bắp thịt để cau có trong khi chỉ cần hai bắp thịt là ta có một nụ cười tươi như hoa héo, méo cả mồm. Vậy thì tại sao ta lại chọn sự khó khăn - ngoại trừ những người theo lời chúa dạy phải qua khung cửa hẹp, tôi lười nên tôi xin chọn cách dễ nhất. Tôi không yêu nghề mến trẻ lâu dài được không phải là do chọn lựa cá nhân tôi. Hoàn cảnh đẩy đưa, xa các bạn, xa những người tôi có thể ăn tục nói phét mà không e dè nghĩ ngợi. Những ngày vô tư ấy xa quá rồi, tất cả chúng ta đang bắt đầu hỏi còn bao lâu nữa nhỉ - cho rất nhiều vấn đề.
Các bạn, tôi rất muốn có mặt cùng họp bạn với các bạn vô cùng. Tôi rất muốn nghe lại ông Đào Văn Tuấn hát “thu hát cho người”, muốn xem ông Huỳnh Ngọc Tượng (Voi) rung rung râu mép hát “chớ hỏi tại sao tim tôi lúc lắc”. Tôi muốn về xem ông Nguyễn Như Tiến có còn chọc cô Nguyễn thị Ánh Tuyết giận nữa hay không? Tôi muốn nghe lại Lệ Thu dáng nhỏ thân gầy “Chững chững mi, chững chững mi”. Tôi muốn nhìn tận mắt ông Huỳnh Kim Thạch mặt mày sáng rỡ khi nói về duyên kiếp lấy nhau vì tình của ông. Những cái nhỏ nhặt thân thương ấy vẫn mãi vấn vương bên cạnh tôi trên mọi giòng đời. Sao mà thân thương thế, gần quá mà cũng xa quá! Tôi muốn nhìn tận mặt các bạn để mừng cho những ai không gặp quá khó khăn trên đường đời và chia xẻ cùng những ai nhiều phiền muộn. Những con thuyền thầy Mẫn tiễn đưa năm 1974 nay lại có dịp gặp nhau sao có con thuyền nhỏ không vượt được thác lớn về bên nhau? Nhưng làm sao được khi một hoàn cảnh cá nhân quá tế nhị tôi đành lỡ con đò duyên. Xin lỗi các bạn vậy. Nếu theo "Mười lăm trẻ, năm mươi già không kể" thì chúng ta đã là những món đồ cổ dễ vỡ lắm rồi! Đúng là nhị sầu, nhất sầu 74 chia tay, nhị sầu nhìn mặt lần này vắng tôi.
Nếu đúng như “Em ơi có bao nhiêu? Sáu mươi năm cuộc đời” thì phần lớn chúng ta sắp phải vay trước những ngày tháng của kiếp sau để sống. Thế thì: cố lên toàn thể anh chị em nhị sầu...Chúng ta gần xuống lỗ rồi. Hoan hô đời đã cho ta có nhau. Hoan hô SPQN, hoan hô nhị sầu. Thân ái chào các bạn. Mặt Mốc Thích Lung Tung. Chọn cái nào tùy ý
Hành Trang Gửi Gió
Chút tâm tình theo gió
Và Đời Bay Theo Chiều Gió
Gió Còn Thoang Thoảng Hương Xưa
Tâm Tình Theo Gió Chưa Vưà Nhớ Thương
Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014
Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014
ĐỖ THANH TÙNG DU XUÂN- ĐIỂM DỪNG PHÚ YÊN
Đỗ Thanh Tùng và Lê Tự Tín
Bánh tráng- rau sống -nước tương đãi bạn, và đó cũng là lương thực bạn mang theo trên đường du xuân vô Nam
Lê Tự Tín, Lê Xuân Thanh, Và Đỗ Thanh Tùng trưa mùng 4 tết Giáp Ngọ
Đỗ Thanh Tùng và Lê Xuân Thanh
Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014
Giáp Ngọ ( thơ gửi tặng của bạn Trịnh Công Tùng )
Giáp
Ngọ
Việc công suông sẻ việc nhà ấm êm
Đầu xuân tui đứng bên thềm
Cầu xin cả đám được thêm lộc vào
Cả năm toàn chuyện ngọt ngào
Tin vui luôn đến ào ào quanh năm
Năm Ngọ ngựa chẳng chịu nằm
Chồn chân mỏi gối chớ hăm he gì
Đường xa mặc sức ngựa phi
Năm nay mã đáo có ghi sổ trời
Bán buôn một vốn vạn lời
Đầu tư lợi tức ngời ngời tuôn vô
Làm nông thóc luá đầy bồ
Làm công thì được ghi vô sổ vàng
Chân thành xin chúc mọi đàng
Một năm phúc lộc đầy tràn gia cang
Trịnh Công Tùng
Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014
Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014
TIN BUỒN
TIN BUỒN
BLL lớp Nhị 6 Khóa 11 SPQN
Xin thông báo đến anh chị em đồng môn SPQN :
Anh : NGUYỄN KIM
THINH sinh năm 1952(Nhâm Thìn)
Cựu giáo sinh lớp 6 Khóa 11 SPQN đã từ biệt chúng ta để về
cõi vĩnh hằng vào lúc 01 giờ
ngày 19 tháng 1 năm 2014 tại Bồng Sơn – Bình Định
Hưởng thọ 63 tuổi
-Nhập quan : 20 giờ ngày
19 tháng 1 năm 2014
-Lễ viếng bắt đầu : 21 giờ ngày 19
tháng 1 năm 2014
-Động quan : 13 giờ ngày
20 tháng 1 năm 2014
-An táng lúc 14 giờ cùng ngày tại nghĩa trang thị
xã Bồng Sơn
BLL lớp Nhị 6
Khóa 11 SPQN xin thay mặt thân hữu đồng môn thành kính phân ưu cùng gia quyến bạn
Nguyễn Kim Thinh. Cầu mong vong linh bạn sớm được siêu thoát.
Thay mặt BLL lớp
Nhị 6 Khóa 11 SPQN
Huỳnh Kim Thạch
Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014
SÁU MƯƠI TỰ NGẪM - Thơ Trịnh Công Tùng
Sáu mươi tuổi đã già chưa nhỉ
Già sao được mới chỉ sáu mươi
Nhìn gương vẫn thấy còn tươi
Nhìn đời vẫn thấy còn cười hom hem
Sau một giấc say mèn chưa tỉnh
Sáu mươi năm lừa phỉnh chính mình
Vẫn còn lưu lạc u minh
Loay hoay cứ ngỡ rằng mình hai mươi
Tóc còn xanh hơi hơi sương tuyết
Chân tay run cũng quyết bon chen
Mắt này đâu đã lem nhem
Vẫn còn nhìn lén mấy em lưng còng
Tuy bao năm long đong ù cạc
Đầu đi hoang vịt lạc đồng xa
Trải qua bao trận phong ba
Vẫn chưa tỉnh giấc mơ hoa năm nào
Đâu nào biết chiêm bao, thực tại
Dù phong trần nào ngại chân bon
Núi cao bao tuổi còn non
Ta sáu mươi tuổi còn son phải rồi
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)