Gia đình Nhị Sáu

Gia đình Nhị Sáu

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

LỊCH SỬ TRƯỜNG SƯ PHẠM QUI NHƠN

TRƯỜNG SƯ PHẠM QUI NHƠN.
(1962-1975)

Sư Phạm Qui Nhơn bốn chữ dài
Đường vào một lối rẽ chia hai
Song song hai dãy lầu cao vút
Lớp lớp nguy nga bóng phượng đài.
(Lớp 6/11).
Theo đà phát triển của nền giáo dục, trường Sư Phạm Qui 
Nhơn là một trong các cơ sở sư phạm tiểu học lớn nhất tại Việt 
Nam được thành lập do nghị định số 912-GD/PC/NĐ ngày 27/01/
Để đáp ứng nhu cầu giảng huấn bậc tiểu học, cơ sở sư phạm 
này có nhiệm vụ:
1/ Huấn luyện giáo chức bậc tiểu học.
2/ Tu nghiệp giáo chức tiểu học và nghiên cứu thực nghiệm để cải tiến nền giáo dục tiểu học Việt Nam.
1- Cơ Sở :
Trường Sư Phạm QN tọa lạc trên diện tích rộng 3 mẫu tây. Cách trung tâm Qui Nhơn khoảng 1500m về hướng Đông Nam. Lúc đầu, diện tích này là vùng cồn cát nằm dọc theo bờ biển với các loại cây rừng gai góc hoang dã. Theo thời gian phát triển đến ngày 03.10.1962 trường đã khánh thành các khu kiến trúc đầu tiên gồm một giảng đường và hai dãy lầu song song dùng làm lớp học, các phòng chuyên biệt, phòng hội họa, thư viện và khu văn phòng. Đầu niên khóa 1966-1967 khu cư xá nhân viên và khu tư thất hiệu trưởng được thiết lập. Năm 1969 xây dựng thêm khu thể dục thể thao, nhà xe, nhà gác dan và công viên. Đến đầu niên khóa 1969-1970, trường đã hoàn thành hai khu nội trú Nam và Nữ cho Năm 1972 trường đã có một cơ sở dành cho việc huấn luyện và an sinh của giáo sinh gồm: 12 phòng học, 06 phòng chuyên biệt, 01 thư viện, 01 học cụ khố, 01 văn phòng, 01 giảng đường, 01 phòng giáo sư, 01 phòng y tế, 01 hội quán, 01 câu lạc bộ, 01 phòng vãng lai giáo chức sư phạm, 01 nhà để xe, 01 gác dan, khu cư xá nhân viên và hiệu trưởng, khu thể thao và công viên, 2 khu nội trú có thể thâu nhận khoảng 800 giáo sinh. Ngoài ra còn có trường Sư Phạm Thực hành tọa lạc tại khu 6 là nơi để Giáo sinh thực tập.
2-Nhân sự :
-Thành phần nhân sự của trường Sư Phạm  gồm có :
-Ban Giám đốc.
-Hội đồng giáo sư.
-Giám thị và nhân viên.
3- Hoạt động và thành quả :
-Đào tạo giáo chức : Trường bắt đầu hoạt động từ niên khóa 
1962-1963 với số giáo sinh Ban Thường Xuyên khóa 1 là 300 
người. Trong niên khóa 1973-1974 trường đang huấn luyện cho 
1168 giáo sinh( gồm 586 gs khóa 11 và 582 gs khóa 12). Trong 
vòng 12 năm trường đã huấn luyện tất cả 5815 giáo sinh với mỗi 
khóa học là 2 năm.
Giáo sinh tốt nghiệp từ khóa 8 trở về trước được bổ dụng tại các tỉnh miền Trung và Cao Nguyên Trung phần. Từ khóa 9 vùng 
bổ nhiệm chính thức của trường Sư Phạm QN thuộc các tỉnh: Nha 
Trang, Phú Yên, Phú Bổn, Pleiku, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng 
Chỉ số lương căn bản của các giáo sinh tốt nghiệp và được 
bổ dụng từ khóa 1 đến khóa 11 là 350, từ khóa 12, 13 các giáo sinh 
tốt nghiệp sẽ được bổ dụng với chỉ số lương 380 tương đương với 
GSTHĐ1C/TS.
-Tu nghiệp giáo chức: Ngoài chương trình huấn luyện giáo 
sinh trường còn thực hiện các khóa tu nghiệp vào dịp hè cho giáo 
chức thuộc các ty Tiểu học vùng 1 và vùng 2, Từ mùa hè 1967-
1973, trường SPQN đã tổ chức được tất cả 6 khóa tu nghiệp và bộ 
môn: GD cộng đồng, Toán và Khoa học, Quốc Văn, Kiến thức và 
Xã hội, Tổng số dự tập viên và tu nghiệp là 564 người.
   4- Chương trình học tập: Các ứng viên muốn nhập học phải 
qua một kỳ thi tuyển. Từ khóa 11trở về trước phải có văn bằng Tú tài 1, kể từ khóa 12 phài có tú tài 2.
Sau khi trúng tuyển, giáo sinh phải qua một thời gian thụ 
huấn tại trường 2 năm với một chương trình bình thường mỗi tuần 
lễ 30giờ học và mỗi niên khóa là 9 tháng học.
CHƯƠNG TRÌNH HỌC :
* Năm thứ 1:
-Sư phạm : 6giờ
-Giáo dục cộng đồng : 4g
-Tâm lý giáo dục :2g
-Luân lý chức nghiệp : 1g
-Dụng cụ giáo khoa ; 2g
-Y tế học đường : 1g
-Ngoại ngữ (Anh hoặc Pháp) : 2g
-Hội họa : 1g
-Thủ công : 1g
-Canh nông : 2g
-Toán học ứng dụng và vận dụng khoa học : 2g
-Thể dục : 2g
-Hoạt động thanh niên : 1g
-Quốc văn : 2g
-Âm nhạc : 1g.
* Năm thứ 2 :
-Sư phạm : 8g
-GDCĐ : 4g
-Giao tế xã hội : 1g
-Quản trị và thanh tra học đường : 2g
-Vấn đề giáo dục :2g
-Ngoại ngữ : 2g
-Hội Họa : 1g
-GD phụ nữ : 1g
-Mộc(nam) :1g
-Thể dục : 2g
-Hoạt động thanh niên : 1G
-Kinh tế chính trị : 2g
-Quốc văn : 2g
-Âm nhạc : 1g
Chương trình này bắt buộc giáo sinh phải có mặt thường xuyên trong 9 tháng học. Ngoài ra, trong các giờ nghỉ học, giáo sinh có thể tra cứu, học hỏi thêm tại thư viện. Thư viện của trường đặt tại một phòng lầu yên tĩnh với 80 chỗ ngồi và hơn 4000quyển sách đủ loại.
Theo qui chế áp dụng cho giáo sinh năm thứ nhất lên năm 
thứ hai và năm thứ hai thi ra trường tùy thuộc vào các loại điểm số:
1-Bài học, bài làm và bài thi 4 lục cá nguyệt trong 2 năm.
2-Chuyên cần, hạnh kiểm và sinh hoạt trong thời gian học tại 
3-Điểm thi tốt nghiệp(Áp dụng cho đến khóa 11).
Các giáo sinh trúng tuyển trong kỳ thi tốt nghiệp sẽ dùng các loại điểm số 1,2 3 để xếp hạng chọn nhiệm sở. Các giáo sinh thiếu 
điểm lên năm thứ hai được nhà trường cho thi lên lớp và cứu xétdựa vào điểm số (2). Từ khóa 12 kỳ thi tốt nghiệp dự định sẽ bãi 
AN SINH CỦA GIÁO SINH.
1/ Nội trú:
Các giáo sinh được xin ở lại nội trú trong thời gian học. hai 
khu nội trú nằm trong khuôn viên nhà trường với nội trú xá gồm 2 
lầu, 1 trệt, có đầy đủ tiện nghi như giường nệm, tủ gương, bàn học, 
điện nước, nhà vệ sinh, phòng tắm, nhà giặt ủi, sân chơi, phòng 
ping pong, phòng khách, nhà ăn. Tổ chức nội trú giúp giáo sinh ở 
xa có chỗ cư ngụ và đời sống tập thểở đây còn giúp học hỏi lẫn 
nhau những điều hayvà phát huy tinh thân ái trên bước đường nghề nghiệp tương lai.
2/Sinh hoạt hiệu đoàn:
Song song với chương trình học, tổ chức hiệu đoàn luôn có trong
các sinh hoạt nhằm gây ý thức tự chủ, tự giác và phát huy tinh thần 
tập thể, phát triển tài năng cá nhân của giáo sinh. Với tổ chức này, 
giáo sinh tùy theo sở thích và năng khiều sẽ tham gia sinh hoạt 
trong các ban văn nghệ, học tập, báo chí, trật tự, khánh tiết, xã hội, 
thể thao và du ngoạn.
3/Nam giáo sinh thuộc tuổi quân dịch, trong thời gian học 
tập phải gia nhập lực lượng sinh viên học sinh bảo vệ quốc gia để 
được hưởng qui chế động viên tại chỗ và có bổn phận luân phiên 
canh gác tại trường. Ngoài ra,trong hai năm học, giáo sinh được 
hưởng học bỗng quốc gia mỗi tháng 1800đồng.
Ngày thi Tốt nghiệp giáo sinh khóa 11 là ngày 14/7/1974.


(BBT trích tài liệu trong Kỷ Yếu trường Sư Phạm Qui Nhơn 




1 nhận xét: