1/LIÊN
TOÁN TRƯỞNG LỚP TÔI.
Năm nhất, Liên Toán trưởng lớp tôi là Đào Văn Tuấn. Tuấn có dáng người vừa tầm thước. Hơi ốm một tí. Mái tóc hớt cao, chải rẽ, khuôn mặt thông minh. Áo quần nai nịt gọn gàng…
Tôi thì từ khi học Tiểu học cho đến
Trung học chỉ học trường nữ. Nay vào Sư Phạm lần đầu tiên có một lớp trưởng là
nam và còn thêm bốn mươi mấy bạn nam ngổi phía sau lưng nữa, do vậy tôi thấy lạ
và rất ngại khi phải đối diện bất cứ với một người bạn nam nào. Cho nên tôi cứ
thầm lặng mà quan sát.
Vào đầu mỗi
buổi học cả lớp ổn định xong là Tuấn bước vào lớp, không biết do vội hay luống
cuống trước các bạn nữ ngồi dãy bàn ghế đầu?? mà lần nào lớp trưởng cũng vấp,
khi thì vấp cái cửa, khi thì vấp chân bàn, khi thì đụng phải cái ghế của giáo sư…Mỗi
khi vấp, Tuấn giơ tay vuốt mái tóc hay đưa tay gãi gãi sau ót.
Thú thật lúc đầu nhiều người trong
chúng tôi không có thiện cảm mấy với anh lớp trưởng này? Vì khuôn mặt của anh
ấy lúc nào cũng nghiêm nghị cộng thêm cái vẻ đạo mạo ra dáng một “ông cụ non” …
Một hôm, trong một giờ của một môn học
nào đó, Tuấn và Tịnh lên thuyết trình. Tịnh run nên nói lắp bắp, thế là Tuấn
thuyết trình từ đầu đến cuối thay cho bạn.
Giờ Hoạt Động Thanh Niên, trong một
trò chơi, Hoàng Phượng phải lên điều khiển nhưng hồi đó tính Phượng rất nhát
nên đứng trước cả lớp, nước mắt lưng tròng. Thế là để giúp bạn, Tuấn đã lên làm
thay để điều khiển trò chơi.
Trong một lần đi thực tập ở trường Sư
Phạm Thực Hành, hôm đó, Hoàng Phượng dạy cả nhóm ngồi dự. Hoàng Phượng bước ra
giữa lớp nhìn xuống học sinh, khuôn mặt đỏ bừng, bạn ấy lí nhí:
-Cô chào các em, hôm nay….
Nói đến đó, Hoàng Phượng sợ quá òa lên
khóc…cả lớp ngồi bên dưới chưa biết phải làm thế nào? thì Tuấn đứng dậy bảo tôi
dìu Phượng xuống bên dưới. Còn bạn ấy lên lớp giảng dạy tiếp môn học cho Phượng…
Qua những việc làm và hành động của
Tuấn đối vời bạn bè và đối với lớp…chúng tôi bắt đầu có chút thiện cảm với anh liên toán trưởng này.
Tuấn thường ôm kè kè bên mình mấy tập vở, cái vợt bóng
bàn và cái mũ. Thì ra sở thích của bạn ấy là chơi bóng bàn. Tuấn mê đánh bóng
bàn lắm. Có hôm đánh say sưa, chuông reo lên mới lóc cóc bỏ vợt chạy ào lên
lớp. Vừa điểm danh các bạn vừa thở hổn hển…
Sang năm thứ hai, Đào Văn Tuấn được cử
vào trong Ban Điều Hành Giáo Sinh với chức vụ Phó Tổng thư ký Đặc trách Đệ Nhị
Niên. Bạn ấy vừa lo công việc cho trường vừa phải lo cho lớp nên càng ngày
trông thấy bạn ấy càng gầy nhom.
Năm nhị niên, Liên Toán trưởng lớp tôi là Hồ Quang Thanh. Thanh có dáng người cao to. Mái tóc hớt cao, thường hay cười cười…
Cũng như Đào Văn Tuấn, mỗi khi bước
vào lớp thì lại vấp phải cửa lớp, tông phải cái chân bàn của các bạn nữ ngồi ở
dãy đầu hay đá cái ghế của giáo sư…Có lẽ luống cuống trước những đôi mắt của
các bạn nữ mở to nhìn rất dễ thương như mắt những con nai vàng ngơ ngác ngước
nhìn “trời” xanh nên khiến cho chàng tân liên toán trưởng lúng túng chăng???
Cũng như bạn Tuấn, Thanh nhiệt tình lo
lắng cho lớp nhất là trong các đợt thi đua Văn Nghệ, trong các công tác Xã Hội,
trong các đợt đi du ngoạn hay trong cuộc đi Cộng Đồng…
Sau gần 40 năm gặp lại các bạn, tuy
thời gian đã làm thay đổi hình hài. Mái tóc bạc đi. Có nhiều nếp nhăn trên
khuôn mặt. Đi đứng không còn nhanh nhẹn như xưa…Duy chỉ có nụ cười và tấm lòng
dành cho bạn là không thay đổi! Và cho đến bây giờ tôi mới phát hiện vì sao dạo
đó đi vào lớp, chân hai bạn cứ phải tông vào bàn ghế…? Không phải các bạn ấy
run trước 11 cô giáo sinh xinh đẹp như chúng tôi? Mà vì các bạn ấy đều đi chân kiểu
CHARLOT!!!
(TTRen).
2/
CHUYỆN VĂN NGHỆ:
Năm nhất niên, nhà trường tổ chức một
cuộc thi Văn nghệ giữa hai khóa nhất và nhị niên. Cũng như các lớp khác, lớp
tôi tập dợt ráo riết. Huỳnh Ngọc Tượng thì tập cho lớp một bài hợp ca Chờ Nhìn
Quê Hương Sáng Chói. Còn tôi thì chọn các bạn vào bài múa Tiếng Xưa, bốn bạn
nữ, bốn bạn nam ra sức tập cho xong bài múa rồi đến tập múa cho đều…
Ngày thi văn nghệ cũng gần kề, một hôm
trong giờ tập...Đình Tín đến bên tôi, chân đi “cà nhắc” và bảo với tôi rằng:
-R. ơi! Mình bị trặc cái chân không
thể tiếp tục múa được!
-Bây giờ làm sao? Sắp thi đến nơi rồi!
Thấy tôi nhăn nhó, Tín vội vàng:
-Không sao đâu R. mình đã nhờ người
thay thế!
-Ai?
-Huỳnh Văn Triên…
Không đợi bạn ấy nói hết câu, tôi nói
liền:
-Làm sao bạn ấy múa được…trong khi các
bạn kia tập đã xong hết toàn bài rồi.
Tín phân bua:
-Mấy hôm nay, ở nội trú mình đã tập
cho Triên múa rồi, không tin R. cứ để Triên múa xem thử.
Triên đứng phía sau lưng Tín nghe thế
vội đứng vào hàng ngũ và buổi tập bắt đầu. Sau 1phút ngỡ ngàng rồi Triên múa
cũng theo kịp các bạn. Thế là Tín thoát nạn Văn Nghệ.
Thế rồi, các buổi tập Văn Nghệ tiếp
theo, có lẽ nhớ không khí buổi tập? Thích bài hát Tiếng Xưa hay ưa ngắm cô giáo
sinh nào đó trong Ban văn Nghệ mà Tín cứ thập thò ngoài phòng tập năn nỉ với Sĩ
Tạo Trưởng Ban Văn Nghệ kiêm giữ cửa:
-Tạo ơi! Cho mình vào xem một chút.
-Không được! Tạo trả lời.
Rồi chẳng cần Tạo cho hay không, Tín đẩy mạnh cửa lọt
vào bên trong, Tạo cũng đành bó tay…
Thế mà chuyện đó sau gần 40 năm Sĩ Tạo
mới kể trong lòng vẫn còn thắc mắc? Còn Tín nghe xong không trả lời? cũng chẳng
nói ? Chỉ cười hìhìhì…
(TTRen).
3/
VĂN NGHỆ LỚP:
Nói thêm về
chuyện hội diễn văn nghệ của nhà trường thì đây là truyền thống hàng năm, mỗi năm nhà trường
tổ chức hội diễn 2 đêm mới hết tiết mục 20 lớp . Năm thứ nhất lớp chúng tôi
trình làng 2 tiết mục: một là hợp ca “Chờ nhìn quê hương sáng chói”
Hai là vũ khúc “Tiếng xưa”…Kết quả chả ra làm sao. Không những thế vũ công Hiền Tuấn bị trừ một điểm hạnh kiểm về tội gì các bạn biết không? Chả là trong quá trình tập đêm vũ khúc “Tiếng xưa” khi tập vũ công buộc phải mang guốc mộc. Tập xong, về khuya HT nhà ta vẫn mang guốc “cộp cộp” vào nội trú thì được Anh Nguyễn Dũ quản đốc nội trú tặng cho một điểm hạnh kiểm đau điếng. Thôi thì đành ngậm bồ hòn làm ngọt.và cũng phôi pha theo thời gian không còn ai nhắc đến văn nghệ, văn gừng gì nữa…
Hai là vũ khúc “Tiếng xưa”…Kết quả chả ra làm sao. Không những thế vũ công Hiền Tuấn bị trừ một điểm hạnh kiểm về tội gì các bạn biết không? Chả là trong quá trình tập đêm vũ khúc “Tiếng xưa” khi tập vũ công buộc phải mang guốc mộc. Tập xong, về khuya HT nhà ta vẫn mang guốc “cộp cộp” vào nội trú thì được Anh Nguyễn Dũ quản đốc nội trú tặng cho một điểm hạnh kiểm đau điếng. Thôi thì đành ngậm bồ hòn làm ngọt.và cũng phôi pha theo thời gian không còn ai nhắc đến văn nghệ, văn gừng gì nữa…
Đến năm thứ hai, chúng tôi đỉnh đạc là
Lớp Nhị 6. Rút kinh nghiệm đợt thi năm nhất niên, chúng tôi tính toán kỹ hơn,
Kịch bản quy mô hơn, đội ngũ diễn viên đông hơn, các vai được phân công phù hợp với khả năng diễn xuất của từng
người. Còn các bộ phận sau cánh gà cũng được phân công cụ thể, rõ ràng, đầy
trách nhiệm..Thế là vũ khúc MIẾNG TRẦU DUYÊN ra đời. Vì danh dự của lớp, chúng
tôi tập luyện ráo riết, có lúc tập chung, cũng có lúc thường xuyên tự tập ở nội
trú hoặc từng nhóm, từng cảnh trong vũ khúc. Nói phải cũng nhờ Ông tổ “Bồ hóng”
phò trợ nên “Miếng trầu duyên” chiếm
được giải cao nhất trong đợt hội diễn. Vui ơi là vui! Không có ngôn từ nào diễn
tả được sự vui mừng, sung sướng và hạnh phúc của lớp chúng tôi.
Năm thứ hai, lớp chúng tôi được phân
công đi nghiên cứu địa phương, trong chương trình giáo dục cộng đồng ở Lộc
Ngãi, Phước Thuận huyện Tuy Phước. Trong chương trình có diễn văn nghệ cho bà
con địa phương xem. Không nói các bạn cũng hiểu là vũ khúc MTD của lớp tôi cũng
không thoát khỏi. Các ban bệ, vũ công copy y chang như lúc hội diễn ở trường.
Hoài Thanh phụ trách đạo cụ, trang phục. Trang phục cho diễn viên toàn bộ phải
thuê ở ngoài phố. Trừ các trai tráng bưng đèn, còn lại sui, gia cô dâu, chú rể,
phụ dâu, phụ rể, họ hàng hai bên đều mặc áo dài the quần trắng và đầu đội khăn
đóng theo phong tục đám cưới ngày xưa. Đoàn lớp chúng tôi tập kết tại địa điểm
diễn từ chiều, các bạn nữ hầu hết ở tại chỗ, còn các bạn nam thì được Mai Trọng
Tài, Nguyễn Công Tình là dân địa phương dẫn đi ăn bánh bèo ở một nhà làm bánh gần đó.
Trời sập tồi sắp đến giờ sân khấu mở màn, kiểm quân lại thấy vắng hai ông phụ
rể. Chờ một lúc thì Thu Tịnh và Tự Tín lò mò về. Trong lúc đó thì cả đội múa
đã áo quần chỉnh tề. Tịnh và Tín không ai bảo ai trong chớp mắt hai cái quần dài
đã thoát khỏi thân mình, chưa mặc áo dài vội, hai bạn nhanh chóng lại valy đựng
trang phục để lây quần trắng mặc. Nhưng hỡi ơi trong valy chỉ còn vỏn vẹn một
cái quần. Anh em nhìn lại thì thấy Tịnh và Tín túm lấy được mỗi người một ống.
Trong giây phút lơ là ống quần trong tay Tín
đã vụt mất. Tự Tín la toáng lên:
-
H.Thanh quần của
Tín đâu?
H,Thanh bị gọi bất ngờ, quay phắt lại ngơ ngác trông
tội nghiệp:
-
Ủa thiếu quần à! Làm sao bây giờ?
Như nghĩ ra điều gì, H.Thanh nhanh tay lấy một trong
hai cái quần của Tịnh và Tín cởi ra và
chạy đi một chút và mang về một quần tây màu sữa trắng đưa cho Tự Tín. Lúc đó,
thấy quần là mừng quá! Vội vội vàng vàng mặc vào để lên sân khấu cho kịp diễn.
Sau này mới biết đó là quần của một bạn nữ trong lớp nhưng lỡ rồi, thôi nín
luôn! Và cũng từ cái đêm đầy kỷ niệm đấy, khi
trở lại hàng ngày đến lớp, từ đó mới có một câu huyền thoại “Chú phụ rể
không mặc quần”.
Mới đó mà đã
bốn mươi năm trôi qua, mỗi khi gặp nhau, bên nhau lại nhắc đến, ai cũng phải ôm
bụng mà cười.
(Lê
Tự Tín).
4/
TRUYỆN CẤM CƯỜI !
(Làm gì có lớp nhị 6 khóa 11; vì nói nhị 6 khóa 11 thì lớp
nào là nhất 6 khóa 11. Hình như hai lớp là một. Chỉ khác năm, hay là năm
1972-1973 là năm xui xẻo?! Hay là nhị sáu đọc gần như nhị sầu nên nhiều kẻ mê?
Theo trí nhớ tồi tàn của riêng tôi thì khóa 11chỉ có một lớp sáu, lớp nghịch
hơn quỷ - tui cũng có phần nhưng ngu gì kể.)
a/ Tôi quên mất là năm nào – nhất hay nhị - ông Thanh Tùng
giờ đã thoát vòng tục lụy – xin ông tha thứ) ngồi bên tui. Một hôm ông nổi hứng
tâm sự cùng tôi là ông thương cô Tâm Thanh. Tôi hỏi lại là ông có muốn tôi ngỏ
lời hộ không? Ông đồng ý! Tôi kêu cô Tâm Thanh:
-Chị Thanh ơi! Chị Thanh.
-Gì vậy T…?
-Thằng Tùng nó nói nó thương
chị.
Cô Tâm Thanh không trả lời mà
quay lên trên hình như “nguýt” một cái…còn ông Thanh Tùng thì mặt đỏ gay.
Nay tôi tự hỏi, nếu vì lần thất vọng ấy mà ông thoát
vòng tục lụy
Thì thật là tội nghiệp!!!
(Trịnh Công Tùng).
b/ Đêm câu chuyện lửa tàn năm ấy, có một nam giáo sinh
lớp nàokhông biết lên hát bài “Dấu Chân Trên Rừng” của Vinh
An. Dẫu đã đổi một số lời tôi vẫn nhận ra. Tôi lạnh. Nếu muốn
biết lý do thì tìm nghe trên
internet.
Chiều nay ra đứng bên bờ suối vắng.
Lặng nghe con
chim nó kêu lạc đàn.
Núi rừng đó
mà người đâu không có.
Mà dấu chân
còn rõ trên đường.
Rừng xanh năm
tháng đợi chờ.
Bóng dáng
người đi năm xưa vẫn chưa về…(Dấu
chân trên rừng-
Vinh An)
(Trịnh Công Tùng).
5/CHUYỆN NỘI TRÚ.
Lớp 6 khóa 11 truyền kỳ mạn lục.
Một hôm, tôi vào thăm mấy ông bạn nội trú, vào đúng giờ ăn cơmchiều. Thay vì vào thẳng nội trú nam, tôi ghé qua nhà ăn. Nhà ăntrống trơn nhưng một cảnh diễn ra trước mắt tôi. Cá hố, từng khứa,từng khứa( giống như lá vàng từngchiếc, từng chiếc) được sắp xếprất là nghệ thuật trên khắp cả mọi bàn trong phòng ăn mà khôngthấy một bóng người. Tôi đi vào nội trú hỏi thăm các bạn thì đượccác bạn cho biết là giáo sinh phản đối nhà thầu khi bị cho thưởng
Một hôm, tôi vào thăm mấy ông bạn nội trú, vào đúng giờ ăn cơmchiều. Thay vì vào thẳng nội trú nam, tôi ghé qua nhà ăn. Nhà ăntrống trơn nhưng một cảnh diễn ra trước mắt tôi. Cá hố, từng khứa,từng khứa( giống như lá vàng từngchiếc, từng chiếc) được sắp xếprất là nghệ thuật trên khắp cả mọi bàn trong phòng ăn mà khôngthấy một bóng người. Tôi đi vào nội trú hỏi thăm các bạn thì đượccác bạn cho biết là giáo sinh phản đối nhà thầu khi bị cho thưởng
thức cá hố hơi quá thường xuyên.
Nội trú nam có một truyền thống không thấy ghi ở đâu
mà mỗi khiCó một bông hồng xuất hiện( không phân biệt bóng hồng
Trung Quốc, Việt Nam quốc. Lào quốc hay Campuchia
quốc hoặc lạng Quạng quốc nào). Vừa qua khỏi cổng chưa kịp vào phòng
tiếp tân là được chào đón bằng tiếng gào thét khủng khiếp “giết
nó! Giết nó!” vang lên…và chấm dứt là những tiếng cười rùng rợn
như ma gào. Nếu cô nào gặp cảnh đó chắc giật cả mình và không
bao giờ dám đến lần thứ hai.
(TCT).
6/QUYẾT CHÍ BẮN MA.
Chúng tôi bị phân công canh gác trường(có lẽ ai đó sợ ma bên nhà Xác bêncạnh sang quấy phá). Có phát súng phần lớn là bất khiển Dụng và đạn thật. Những đêm đi gác trường chúng tôi thường gọi Đùa là đi hiến máu cho muỗi.
Chúng tôi bị phân công canh gác trường(có lẽ ai đó sợ ma bên nhà Xác bêncạnh sang quấy phá). Có phát súng phần lớn là bất khiển Dụng và đạn thật. Những đêm đi gác trường chúng tôi thường gọi Đùa là đi hiến máu cho muỗi.
Một đêm tôi nhận cây carbineM1, ông Trần Hiền Tuấn
lãnh câyBAR. Ông Tuấn khiếu nại rằng cây súng không hoạt động, lên đạn Không được, bóp cò không đi…Ông được bảo(Có thể là thầy Dũ Hay thầy Sum), đâu cần bắn ai mà cần súng hoạt động. Tuấn mang Súng với hai ông nữa(đúng theo cách sử dụng của súng cộng đồng)Ra hành lang gần phòng học của lớp, hướng về phía trường Kỷ Thuật gối đầu lên súng ngủ. Chưa tới nửa đêm tôi nghe nguyênBăng BAR nổ vang. Tôi vừa gắn cơ bẩm vào súng vừa chạy đến .Với ý định giúp tổ BAR. Đến nơi thấy đủ mặt bá quan, ai cũng ngơ ngác không hiểu vì sao cây súng lại hoạt động được và mấy con Ma vẫn ở yên bên nhà xác. Hôm rồi ông Tuấn có cho tôi biết là vụ ấy ông xài sang hết 4 điểm hạnh kiểm. Cũng may ông để dành 2 điểm. Nếu không có lẽ ông ra trường sớm. Ông Nguyễn Thu Tịnh còn cho tôi biết thêm :Thường thì khi nhận súng xong, tháo băng đạn ra cất vàoTrong túi quần cho an toàn khi nào cần mới gắn vào súng.Tối đó, cả nhóm ngồi gác ngắm cảnh thấy xung quanh mặt trận yên tĩnh. Máu nghệ sĩ dạt dào nên hát hò cho vui. Cao hứng lại hát nhạc
lãnh câyBAR. Ông Tuấn khiếu nại rằng cây súng không hoạt động, lên đạn Không được, bóp cò không đi…Ông được bảo(Có thể là thầy Dũ Hay thầy Sum), đâu cần bắn ai mà cần súng hoạt động. Tuấn mang Súng với hai ông nữa(đúng theo cách sử dụng của súng cộng đồng)Ra hành lang gần phòng học của lớp, hướng về phía trường Kỷ Thuật gối đầu lên súng ngủ. Chưa tới nửa đêm tôi nghe nguyênBăng BAR nổ vang. Tôi vừa gắn cơ bẩm vào súng vừa chạy đến .Với ý định giúp tổ BAR. Đến nơi thấy đủ mặt bá quan, ai cũng ngơ ngác không hiểu vì sao cây súng lại hoạt động được và mấy con Ma vẫn ở yên bên nhà xác. Hôm rồi ông Tuấn có cho tôi biết là vụ ấy ông xài sang hết 4 điểm hạnh kiểm. Cũng may ông để dành 2 điểm. Nếu không có lẽ ông ra trường sớm. Ông Nguyễn Thu Tịnh còn cho tôi biết thêm :Thường thì khi nhận súng xong, tháo băng đạn ra cất vàoTrong túi quần cho an toàn khi nào cần mới gắn vào súng.Tối đó, cả nhóm ngồi gác ngắm cảnh thấy xung quanh mặt trận yên tĩnh. Máu nghệ sĩ dạt dào nên hát hò cho vui. Cao hứng lại hát nhạc
“dựt”. Vừa hát
vứa nhảy. Thấy túi quần vương vướng nên thuận tay rút băng
đạn cắm lại vào súng. Một ông hát, một ông cầm súng làm đàn…từng
tứng tưng…Rồi không Biết thế nào mà đang hát bỗng súng nổ “Đoàng” tất cả “mất hồn” tỉnh cơn mê, Ông
QĐT bay vào trong
bụi cỏ…còn tui lúc đó, Đang ở gần và cũng nhảy tưng tưng. Thì
ra ông Th cầm súng Carbin mà cứ nghĩ mình đang
cầm đàn guitar vừa hát vùa bóp cò.Còn ông nào làm ma đi ngang qua choàng ra trắng. Một
ông tui Không nhớ tên vừa run vừa la: ma…ma…và bóp cò may mà
cây Trung liên không có đạn!!!
TCT.
7/ NHÁT GAN.
Trong
một giờ học về Quân sự học đường. người giảng dạy cho lớp chúng tôi là Thiếu Tá
Trình.Hôm
ấy thầy hướng dẫn cho chúng tôi về cách để châm ngòi nổ một loại mìn. Giờ học
ngoài trời, ngay trong công viên trường. Thầy đứng giữa một cái bàn dài, chúng
tôi cả lớp nữ lẫn nam đứng xung quanh chăm chú nghe thầy thuyết minh. Khi thầy
bắt tay vào thực hành.
-Đầu
tiên thầy đưa ra thuốc nổ TNT gói trong một cái hộp trắng như hộp diêm lên
bàn.. Thầy hướng dẫn lại cách để châm ngòi…Bỗng một bạn nữ nào đó “rú” lên, thế
là cả lớp, trai gái đồng loạt hét toáng xô đẩy nhau, chạy ùa ra xa…chỉ còn lại
thầy và hai bạn nam (hình như bạn Thạch và Thinh thì phải)...
Ra
ngoài xa, mặt mày ai cũng tái mét, chưa hoàn hồn thì nghe một tiếng nổ “Ầm” rồi
tất cả im lặng như tở…Khi chúng tôi mở mắt ra xem thì thấy khói mù mịt và mùi
thuốc súng…thầy và hai bạn không sao cả… nhưng riêng có cái bàn là lủng một lổ
tròn như quả trứng gà đen thui…
BB