Gia đình Nhị Sáu

Gia đình Nhị Sáu

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

XIN CÁC ÔNG BỐ HÃY QUAN TÂM ĐẾN CON MÌNH- Võ Thủ Tịnh



Các bạn nhị 6 khóa 11 SPQN thân mến !
          Bắt đầu Tịnh sẽ viết lại những mẫu chuyện nho nhỏ mà Tịnh đã gặp , đã giải quyết trong gần 40 năm dạy học để chia xẻ cùng các bạn …

                             Xin các ông Bố hãy quan tâm đến con mình một tí !

          Vào khoảng tháng 10 năm ngoái  .Cô giáo M. lớp một 3 đến văn phòng trao đổi với Tôi : - Thầy giúp Em một việc ,Em D , Em đã hết cách ,nhưng không làm sao cho Em mở miệng nói .Em cứ im lặng , thích thì viết , không thích thì thôi . Em hỏi không bao giờ D trả lời , làm sao Em dạy được ,xin thầy HT giúp em ,Thầy làm sao cho Em D mở miệng !
          Tôi đến lớp gặp Em , Một bé trai ,không đến nỗi ,ăn mặc cũng tạm sạch sẽ , tóc quăn cháy nắng , da ngâm đen , riêng ánh mắt rất đặc biệt , có vẻ bất cần đời , không vui , không buồn , không giận …cũng không đến nỗi vô hồn …Tôi gọi em đứng lên ,không đứng , hỏi em tên gì ? không trả lời …Bó tay .
          Về lại phòng làm việc ,viết thư mời cha ,mẹ em D. Ngày sau mẹ em đến gặp , sau khi tìm hiểu . Em là con lớn ,còn hai đứa em nhỏ nữa , gia đình làm nông , kinh tế đủ ăn qua ngày .Riêng Ông  bố rất cộc tính , ham làm , không rượu chè , ít nói , không bao giờ nói chuyện với con cái , con làm sai quát , đánh …nên con cái rất sợ , .Em D ở nhà tự tắm , tự mặc quần áo , tư đi học , tư ăn , tự ngủ .Mẹ em cho biết hầu như suốt ngày em ít khi ở nhà ,  không biết em đi chơi ở đâu ? Nghe xong , Tôi nghĩ , phải mời ông Bố và em D lên gặp Tôi . Trao đổi với người mẹ trẻ nầy không giải quyết được vấn đề .Lại viết thư mời Ông Bố cùng thằng con đến VP gặp để trao đổi cách giải quyết .
          Rồi một buổi sáng ,một người đàn ông to lớn ,râu quai nón dẫn em D đến gặp Tôi .
Mời Ông ngồi . Tôi bắt đầu bảo em D .Đây có phài là Bố của con không ? Em im lặng . Ba con chở con đến trường bằng xe gì ? im lặng . Sáng con ăn gì chưa  ? im lặng .Ông Bố quát : - Mồm mầy để đâu ? sao không trả lời thầy HT? D im lặng trong cơn co dúm sợ hãi …          Tôi cho em ra ngoài . Còn lại Ông Bố , Con anh còn cứu được nếu Anh kết hợp cùng với chúng Tôi ,nếu không nhà trường chúng tôi đành bất lực ! Em không phải dạng tự kỷ ,vì Anh quá nghiêm khắc , Anh phải dành thời gian chăm sóc con  như : Anh gắp đồ ăn bỏ vào chén con khi ăn chung với nhau , chiều về Anh tắm ,gội , kì cọ cho con , nhỏ to tâm sự với con , tranh thủ sáng Anh mặc đồ cho con , chải tóc cho con , chở con đến trường , và điều quan trọng là Anh làm sao cho Em D trò chuyện với Anh …Tôi nói , hình ảnh mà tôi nhớ mãi về người Ba của mình , năm Tôi đã học lớp sáu mà chiều đến Ba tôi vẫn tắm cho Tôi , khi Ba đi làm ăn xa mỗi khi về nhà . Tùy thuộc vào Anh và vợ Anh làm sao mở miệng Em D , có vậy chúng tôi mới dạy được .
          Sáng sáng ông Bố chở con đến trường , mua xôi cho con ăn , dẫn con vào lớp , nhẫn nại , từng ngày , từng ngày …Ròng rã một tháng sau ,giờ ra chơi Cô giáo M khoe Em D đã mở miệng rồi ! Em đã chịu đứng lên khi Em gọi , đã chịu trả lời khi Em hỏi , Em đã  viết bài khi Em yêu cầu …Trong Tôi một niềm vui len lén vào hồn …
          Xin các Ông Bố dù bận rộn mưu sinh cách nào cũng phải dành một ít thời gian tối thiểu nào đó cho con mình , vì một điều dễ hiểu ,con người sống không chỉ có miếng ăn mà còn có nhu cầu tối thượng là sự quan tâm đến nhau …

          Suối nho ,sáng 24/10/2013 .

7 nhận xét:

  1. Ông có xin ý kiến thầy Hỷ chưa? Đứa bé đang ở trong giai đoạn nào? Tâm dục khẩu hướng hay tâm dục hậu hướng?
    Các bạn cần tìm thầy ĐKHỷ tham khảo thêm. Nhất là những ai phải thi lại môn cuả thầy...

    Trả lờiXóa
  2. Xin bái phuc ĐLTLT , 40 năm vẫn nhớ bài học xưa ! Ta phải về lại Tuy Hòa xin Thầy chỉ giáo . Rồi sẽ trả lời Bạn già sau .Mong đọc những lời tâm tình sâu lắng nhưng đầy dí dởm của Huynh ...Người bạn xa nhớ ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngài đâu có thể dùng DLTLT nơi này được. Tên dịch vật ấy cư trú ở xứ quọ thôi ông ơi!!!

      Xóa
  3. Chào Tịnh Võ và Trinh Công Tùng,
    Xin lỗi được ghi cảm nhận nơi đây,
    Rất may cho chúng ta là sống trong thời thông tin gặp nhau rất dễ.
    Đọc bài của anh Tịnh Võ và nhận xét của anh T. CôngTùng liên hệ đến giáo dục tôi có các ý sau đây:
    1/ Kinh nghiệm nêu trong bài là một trường hợp cá biệt có thực đạt kết quả tốt, nhất là ở nông thôn. Không nên áp dụng phổ quát nhất là đối với trẻ con được nuông chiều quá đáng, khó phát triển nhân cách sống tự lập.
    2/ Nhiều lúc tôi tự hỏi: Khi học sinh được khen thưởng thì tại sao không mời phụ huynh đến chia xẻ niềm vinh dự để khuyến khích sự học. Nhưng, khi học sinh vi phạm kỷ luật hay có vấn đề thì lại mời phụ huynh đến để giải quyết. Như vậy có quá trễ không?
    3/ Người ta nói: Trên đời này, chuyện dễ nhất là khuyên bảo người khác, và chuyện khó nhất tự biết mình. Cho nên học tâm lý giáo dục chỉ là để biết hoc trò, và nghề dạy học dễ bị " bệnh hay khuyên bảo người khác.". Nếu lạm dụng sự khen thưởng và lời khuyên thì dạy học là chuyện nhất!
    4/ Bản năng tính dục do S. Freud nêu ra chỉ là một trong các cách để giải thích nguyên động lực thúc đẩy các hành vi vô thức mà thôi. Vô thức và tiềm thức là vấn đề lớn cần nghiên cứu sâu xa bằng nhiều phương pháp, kể cả thực chứng tâm linh để nói có Tàng thức hay không? Như Duy thức hoc của Phật giáo đã nêu ra.
    5/ Về giai đoạn khẩu hướng hay hậu hướng tính dục chỉ là cách giải thích của trường phái Phân tâm học theo các thời kỳ cơ quan tiêu hóa, miệng, và cơ quan bài tiết bắt đầu hoạt động đem lại sự khoan khoái giúp phát triển lực hiếu sinh trong đứa trẻ mà thôi.Tuy nhiên không nên lạm dụng sự khoan khoái vì bản chất của sự sống là khổ chứ không phải là sướng. Trong Cơ đốc giáo cũng nói: "Muốn phục sinh phải trải quan thánh giá". Điều này thầy Sum khi sống cũng xác nhận với tôi.
    Thành ngữ cũng nói: " Ăn hàng mắc nợ miệng, nói nhiều mang nghiệp khẩu." Vì vậy thầy giáo thường để học trò hỏi mới nói.
    6/ Muốn giải quyết tốt đẹp vấn đề hiên tại thì không bao giờ nhắc lại những chuyện không tốt trong quá khứ. Đây là nghệ thuật để sống lạc quan yêu đời với mọi người. Nhiều anh, chị em còn nhớ tôi ở hai điểm thứ nhất là mang kính cận nặng, thứ hai là điểm TLGD là điểm thấp nhất trong các môn, thú thật hai điểm này là ngoài ý của tôi, và hy vọng nó không phải là điều không tốt.
    Những điều vừa nói mục đích chính là để giao lưu không bị gián đoạn mà thôi.
    Chúc Tịnh Võ và T. Công Tùng cùng cả gia đình năm mới 2014 khỏe vui.

    Trả lờiXóa
  4. Thưa thầy,
    Con chỉ muốn trêu anh Tịnh không ngờ phiền tới thầy. Con thành thật xin lỗi thầy.
    Chuyện tâm dục là do còn còn nhớ trong một hôm thầy giảng bài về tiến trình phảt triển trẻ con. Con nhớ là trè con khi mới sinh chưa ý thức về cảm giác. Một bạn nào đó hỏi làm sao xác nhận điều đó. Thầy nêu lên rằng thử đem một đứa bé mới sinh bỏ trên bãi cát nóng xem thử nó có biết bị nóng hay không. Có một giọng nào đó vang lên "Khi đó nó không nóng nhưng cha cuả nó nóng."
    Vấn đề anh Tịnh nêu lên là đo tiềm thức tâm lý bị áp chế cuả đứa bé. Anh ấy không nêu rõ là đứa bé ấy học lớp mấy và bao nhiêu tuổi nên con tính đùa anh ấy không ngờ phiền tới thầy.
    Trong trang này có anh tự thú rằng bị thi lại môn TLGD. Theo con điều ấy chỉ là thêm cơ hội để tìm hiểu thêm về môn này, về mình thiếu sót ở điểm nào. Có anh bạn đã từng nói nhờ môn này mà được hiểu thêm về trẻ con và người khác. Con chưa từng nghe ai nói hay trách thầy khó tánh, cho điểm thấp cả. Con đâu có nghe ai không được tốt nghiệp vì môn TLGD đâu?
    Con có nghe một cựu giáo sinh SPQN từ chối là có biết thầy Sum nên con nhắc đến thầy. Con chỉ mong các anh chị còn dạy học còn nhớ đến thầy, đến những gì thầy đã cố gắng truyền đạt. Theo con, điểm TLGD cần phải thấp để còn nhận ra rằng mình chưa biết nhiều về tâm lý con người và cần cố gắng nhiều hơn.

    Chúc thầy và gia quyến một năm giáp ngọ nhiều may mắn.

    Trả lờiXóa
  5. Chào Thầy .Con cảm ơn Thầy đã phân tích ,Lần sau con viết lãnh vực này con chú ý giới hạn , không viết chung chung ,dễ sai và hời hợt . Em này chỉ là một trường hợp cá biệt , vùng con sống ,dân còn nghèo , con đông , và rất nhiều cha mẹ hầu như không chăm sóc con cái , lo chạy theo vật chất , phô trương bề ngoài , Con muốn chia xẻ một kinh nghiệm cho trường hợp cá biệt , nhưng bài viết con không giới hạn vấn đề , để dẫn đến một quan điểm giáo dục sai lạc , không tập cho con tự lực ngay khi còn nhỏ , lớn lên sẽ ỷ lại và không trưởng thành . Con cảm ơn Thầy . Lần sau viết về lãnh vực này con cần chú ý phần giới hạn , không kết luận chung cgung như bài viết này .
    Cpn hiểu thêm nhiều với lời nhận xét của Thầy. Bạn Tùng ghẹo con , không ngờ với mấy câu ngắn viết không hết ý làm Thấy buồn . Con hợp ý với Bạn Tùng thành thật xin Thầy tha thứ Chúng con rất kính phục Thầy tận trong sâu xa của trái tim . Con ước sao được ở gần Thầy để nghe những lời tâm sự của Thầy lúc cuối đời .
    Con cấy chúc Thầy luôn khỏe . Con thành thật rất muốn nghe những lời chỉ bảo chân tình của Thầy . Xin Thầy thương chúng con , mãi mãi chúng con vẫn là học trò của Thầy .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào anh Tùng và anh Tịnh,
      Chẳng nên quan trọng hóa suy diễn và ái ngại, có lẽ vì điểm thứ 6 tôi nêu trên dễ gây ngộ nhận.Sự thực thì lúc đó Thầy Mẫn cũng phàn nàn tôi về việc này. Nhưng tại sao các môn khác tôi phụ trách như SPLT và Triết.LGD thì không như vậy? Tại sao có môn học để biết người khác mà lại không có môn học để tự biết mình? ..Lúc trẻ thì tôi chỉ thấy gần, về già thường nghĩ những chuyện lẩn quẩn như vậy chỉ là cá biệt mà thôi.
      Chúc vui khỏe và mong được chia xẻ kinh nghiệm sống.

      Xóa