Gia đình Nhị Sáu
Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013
TÌNH THẦY TRÒ -VÕ NGỌC THẠCH
Tốt nghiệp Trường sư phạm Quy Nhơn, tháng 8/1974 Thầy ra trường về dạy ở ngôi trường tiểu học cộng đồng mà Thầy đã học năm xưa.
Quê hương Thầy bị ảnh hưởng chiến tranh, hàng ngày bom đạn rền vang, chết chóc, việc dạy và học quá đỗi khó khăn nhưng Thầy trò vẫn gắn bó. Một buổi sáng, khi Thầy vừa đến trường, một đám đông học sinh nhốn nháo: “Thưa thầy! Bạn Cường cầm bút tre đâm bạn Bền”. Thầy vội vạch học sinh dạt ra rồi nhanh nhẹn bịt chỗ chảy máu trên vai Lên. Lập tức, Thầy đưa Lên sang trạm y tế xã.
Về lớp, Thầy gọi Cường hỏi nguyên nhân đâm bạn? Cường cúi mặt làm thinh, gặng hỏi mãi bạn lí nhí không nói rõ lời. Giận quá!! Thầy tát hai cái thật mạnh lên đầu Cường. Cường run lẩy bẩy, không khóc. Cả lớp im phăng phắc. Suốt buổi học Thầy buồn rười rượi.
Chiến khanh càng khốc liệt, Thầy cùng bao đồng nghiệp phải rời trường. Trên đường tránh đạn Thầy gặp bao nguy hiểm. Đến Sài Gòn, Thầy ra chợ mua vài vật dụng, bỗng nghe tiếng:
- “Thưa Thầy!
- Trời! Em Cường! Sao em vào được trong này?
- Ba em mất tích, mẹ dẫn hai đứa em về quê nội. Em tưởng không bao giờ gặp lại Thầy. Thầy tha lỗi cho em Thầy nhé…?
- Vâng Thầy cũng có lỗi. Thầy thương Lên và cũng thương em!”
...
Bồi dưỡng chính trị hè 75 xong, Thầy được phân công về dạy ở một trường cấp một vùng giải phóng cũ. Trường cách xa nhà Thầy chừng mười lăm cây số. Mặc gió mưa, dông bão, ngày nào Thầy cũng hai_ba chuyến gò lưng trên chiếc xe đạp cà tàng. Ngày dạy phổ thông họp soạn bài_đêm bổ túc văn hóa, xe Thầy vẫn thoăn thoắt.
Sáng nay như mọi ngày, Thầy đang bon bon chạy xe đến gần trường. Bỗng có tiếng gọi bên lề: “Thầy ơi!, cho em trễ vài phút”. Thầy nhận ra Mẫn, học sinh lớp năm của Thầy. Mẫn đang gánh củi đến bán cho lò bánh gần trường. Bữa nay ngoài chiếc cặp trên bó củi sau, Mẫn còn móc một giỏ gà trên bó củi trước. Chắc gánh này nặng hơn thường ngày nên em đi học trễ. Nhớ ngày đầu nhận lớp, biết Mẫn mồ côi cha mẹ, sống một mình nên Thầy thường xuyên đến thăm nhà chỉ dẫn em học tốt. Một chuồng gà với hai con gà mái và hai chục chú gà con Thầy gầy dựng cho Mẫn.Với kiến thức từ chủ điểm Giáo dục cộng đồng Thầy hướng dẫn Mẫn làm chuồng gà, chế biến thức ăn, chăm sóc và vệ sinh chuồng gà. Chú gà Mẫn mang đến Trường sáng nay để Thạy minh họa cho tiết dạy thao giảng: đề văn tả con gà trống ở nhà em. Sự gắn bó của Thầy trò sáu tháng qua đã giúp bài dạy của Thầy sinh động, nhiều cảm xúc. Học sinh cả lớp được một tiết dạy hay. Hội đồng giáo viên toàn trường được thưởng thức một bài dạy chuẩn mực, xuất phát từ nguồn đào tạo chính quy.
…
Sau ba năm giảng dạy miệt mài hăng say, gia đình Thầy gặp việc khó: mẹ Thầy đau gan nặng, bà muốn có cháu trong tinh thần sợ bệnh không khỏi. Mẹ đề nghị Thầy lập gia đình. Một cô giáo tân tuyến tuồi hai mươi kết hợp cùng Thầy. Hạnh phúc lứa đôi giúp Thầy chăm sóc mẹ mình khỏi bệnh. Vợ chồng Thầy cùng dạy tốt và lần lượt cho ra đời ba gái một trai. Cuộc sống ngày càng khó khăn, Thầy làm thêm một xưởng nước đá_kem để tăng thêm thu nhập. Ban đêm kẻ gian rình rập lấy cắp máy móc, phụ tùng sản xuất. Một đêm phục bắt trộm, Thầy tóm được kẻ gian tuổi chừng mười ba. Mặc cho nó khóc lóc, van xin, Thầy cứ trói và gọi xóm thôn đến lập biên bản. Chú nhỏ ngồi im một lát bông khóc thét lên, lạy lục năn nỉ ôm sòm. Thầy gặng hỏi mới hay: em đang là học sinh lớp bốn ở trường của Bà giáo nhà này. Cô giáo xác định em đúng là học sinh lớp 4B cô Vân và sáng nay nhà trường bắt đầu thi kiểm tra học kỳ.
Thầy lập tức mở trói rồi lau rửa đầu cổ mặt mày cho em nhỏ. Bà giáo chạy mua một tô bánh canh về tới nhà vừa lúc ông xóm trưởng và cha em đã bước vào trong nhà. Thầy giục em ăn hết tô bánh canh, đồng thời thống nhất với mọi người cho em ra về để sáng nay đi thi học kỳ. Mọi người đã ra về, hai vợ chồng cười ngất.
…
Thầy đã nghỉ dạy được hơn hai mươi năm rồi còn Bà giáo nhà Thầy đến cuối năm học mới nghỉ hưu. Đã mười một giờ ba mươi rồi mà cô giáo vẫn chưa về nhà. Thầy gọi cô mới hay cô giáo còn lo thu xếp hồ sơ và vài thứ để tiễn một em học sinh lớp ba của mình trở về buôn làng. Pơnăng (em học sinh dân tộc Êđê) theo cha mẹ về xuôi từ đầu năm lớp hai. Sự bất đồng về ngôn ngữ, phong tục và cách sống khiến bà nội nuôi của Pơnăng sanh chuyện với mẹ con em. Kết cục, em với mẹ và em lai phải trở về Kontum.
Thầy lo dọn cơm, bỗng Bà giáo điện về nhờ Thầy lấy trong ví của cô toàn bộ số tiền đem đến trường giúp cô. Một quang cảnh xúc đông đang diễn ra trước mắt Thầy: các bạn học sinh lớp ba A tặng tiền quà, sách vở, bút cho Pơnăng. Em còn được ba cô giáo tặng gần hai trăm ngàn đồng. Đến lượt cô giáo chủ nhiệm cầm gói tiền Thầy vừa mang đến, cô đưa cho mẹ Pơnăng giữ lấy. Pơnăng xúc động, đôi mắt đỏ hoe vì khóc, em nói run run: “Thưa cô và các bạn! Em sẽ nhớ mãi hình bóng cô giáo và các bạn lớp ba A, em sẽ tiếp tục học ở buôn làng quê em, khi nào lớn lên em sẽ về trường thăm lại cô giáo và các bạn”.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét