Gia đình Nhị Sáu

Gia đình Nhị Sáu

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

NHỚ MÃI MỘT TRÒ CHƠI-MTT


NHỚ MÃI MỘT TRÒ CHƠI

Nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường của sinh viên Sư Phạn Quy Nhơn khóa thứ 11, niên khóa 1972-1974 mà lớp tôi là Nhị 6. Sau bao năm xa cách vì hoàn cảnh lịch sử hoặc vì nhiều lý do khác nữa mà khi ra trường không có dịp tâm sự. Nay với sự cố gắng của các Anh Chị Em trong lớp muốn có một tập kỷ yếu dành cho lớp, tôi xin đóng góp một kỷ niệm khó quên mà theo tôi nó thật có ý nghĩa.
Buổi sáng hôm ấy,  ngoài trời mưa nên giờ thể dục được sinh hoạt nơi phòng tập trong nhà. Thầy phụ trách Thể dục là Thái Văn Liêm đã phân công tôi soạn và chịu trách nhiệm điều hành sinh hoạt cho trò chơi này. Trò chơi mang tên “Tội nghiệp cho con mèo”.
Chuẩn bị xong, sau khi  phổ biến các bước của một tiết sinh hoạt như: Mục đích yêu cầu, thời gian, luật chơi, nhận xét của Thầy và kết thúc…v.v.
Các bạn xếp đội hình thanh vòng tròn, ngồi xuống đất, giáo sinh nam cũng như nữ đều chỉnh tề trong trang phục gọn gàng cua giờ Thể dục là áo sơ mi trắng, quần âu xanh, giày ba ta…Tôi là người điều hành nên làm mẫu trước và trò chơi bắt đầu.
Tôi đóng vai “con mèo thật tội nghiệp”, hai tay chống đất bò đến đối mặt từng thành viên ngồi xung quanh. Bằng mọi cách tôi kêu, gọi, bày trò làm cho ai cười thì người ấy phải ra sân làm “con mèo tội nghiệp” thay tôi. Vậy là tôi nhập vai “mèo” dùng hai tay, hai đầu gối bò quanh các bạn, tôi vừa bò vừa kêu  “ ngao…ngheo…ngao…ngheo” Tiếng mèo kêu càng lúc càng tội nghiêp, tay mỏi, gối đau nhưng tất cả các bạn đều làm mặt nghiêm không một ai cười, nhất là các bạn nữ càng tỏ ra nghiêm khắc với “chú mèo”.
Có người đổ oan còn bảo: “ Mèo này thường ăn vụng, mèo này ngủ dậy không rửa mặt để mặt mũi lem luốc, hôi hám. Chân đi bẩn không rửa vội nhảy lên giường nằm làm bẩn chăn mền của chủ, mèo này lười biếng không biết bắt chuột chỉ lo ngủ rồi ăn vụng…” Toàn lời lẽ mắng oan cho mèo. Và đó cũng là cái cớ để khỏi phải cười!...Do vậy mà mèo đến đâu đề bị xua đuổi thật tội nghiệp cho “mèo này”. Bò 1 vòng, rồi 2 vòng cũng không ai cười, do vậy tôi phải tiếp tục làm “mèo tội nghiệp” vừa mỏi, vừa lo làm sao có người cười để thay mình chứ kiểu này thì thất bại và sẽ hết giờ.
Trong khó khăn tôi chợt nghĩ ra giải pháp là không kêu ngao….ngao….nữa mà tôi bò đến trước mặt một cô nữ kêu: “Khịt….khịt….ngào….khịt….khịt….” có vẻ giận dữ và ũi vào người, tức thì cô ta cười. Vậy là tôi đã hoàn thành nhiệm vụ, trò chơi chuyển sang người mới. Cô ta cũng làm dáng giống con mèo như tôi từng làm, cũng kêu :”ngao…ngao…khịt…khịt…” nhưng tuyệt nhiên không ai dám cười cũng đồng nghĩa là “cô mèo này “ không ai muốn làm thay. Bò mỏi, chân yếu, tay mềm, vẻ mặt vừa buồn vừa lo lại cái tính nhút nhát và một chút tủi thân, cô đã ngồi xuống và rơi nước mắt.
Trước cảnh vậy, với trách nhiệm người bày trò chơi và điều hành, tôi rất bâng khuâng trong lòng dâng trào cảm xúc thông cảm và tội nghiệp. Tự nhiên cảm thấy mình có lỗi nên tôi đã đứng dậy và xin phép thầy chủ nhiệm cho tôi thay bạn ấy nhưng thầy đã ra hiệu, trò chơi xem như kết thúc đột ngột.
Thầy vừa cho hát bài “Lên đàng” vừa tập họp thành ngang dọc để thầy nhận xét tiết sinh hoạt. Qua lời nhận xét của Thầy thì các bước đều đạt yêu cầu nhưng có một điều Thầy nhận thấy cần truyền đạt cho giáo sinh, một lẽ sống qua trò chơi này: “Hãy biết sẻ chia khó khăn khi bạn mình gặp phải, hãy nở nụ cười thông cảm khi đặt mình vào vị trí “chú mèo tội nghiệp” thì trò chơi, một trò đời có ý nghĩa hơn.”                                                  
 Mai Trọng Tài  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét